Lợi ích của bữa sáng: Bổ sung năng lượng, kiểm soát cân nặng

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày cũng là nguồn năng lượng giúp bạn duy trì đến khi bữa ăn tiếp theo xuất hiện. Đây là lý do khá thuyết phục khi bạn đứng trước lựa chọn có nên ăn bữa sáng. Vậy bữa sáng có quan trọng không?

Bữa sáng

 

 

1. Lợi ích của bữa sáng

 

Tất cả chúng ta đều trải qua trung bình 8 giờ ngủ mỗi đêm để nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả. Tuy nhiên cơ thể luôn vận động và đốt năng lượng kể cả là lúc ngủ. Chính vì lý do đó, bổ sung thực phẩm vào bữa sáng là một cách dự trữ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể đến khi ăn bữa trưa.

Vậy bữa sáng có quan trọng? Vì sao chúng ta nên ăn sáng?

1.1. Bữa sáng cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng tích cực

Glucose là nguồn năng lượng cho cơ thể được hấp thụ từ carbohydrate trong thực phẩm. Hầu hết các năng lượng dự trữ trong cơ thể đều tồn tại dưới dạng chất béo. Tuy nhiên một số glucose được dự trữ dưới dạng glycogen trong gan và một ít trong khối cơ.

Trong thời gian cơ thể không ăn uống, gan sẽ phân hủy glycogen rồi giải phóng chúng dưới dạng glucose để ổn định đường huyết cho cơ thể. Đây là một quá trình đặc biệt quan trọng đối với não bộ, vì não cần có glucose để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động.

Giả sử giấc ngủ của bạn kéo dài và thời gian bạn không ăn lên đến 12 tiếng thì lượng glycogen dự trữ sẽ được giải phóng nhiều hơn khiến cho các acid béo đứng trước nguy cơ bị phá hủy. Khi acid béo không có carb để chuyển hóa chúng sẽ oxi hóa một phần khiến năng lượng ngày càng tụt giảm.

Khi năng lượng không đủ quá trình trao đổi chất của cơ thể bị gián đoạn, vì vậy bạn nên ăn sáng để phục hồi năng lượng cho cơ thể. Một vài quan điểm khác cho rằng năng lượng giảm đi khi không ăn sáng nên nhịn ăn sáng giảm cân là một phương pháp hiệu quả.
Sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Bỏ bữa sáng sẽ giảm đi năng lượng tổng thể, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và mất hết sức sống cho công việc. Do đó, ăn sáng giúp cơ thể có đủ năng lượng cho vận động và làm việc. Đồng thời, ăn sáng nhiều cơ thể sẽ có nhu cầu vận động nhiều hơn.

Buồn ngủ, ngủ ngày, ngáp ngủ, mệt mỏi

Bỏ bữa sáng sẽ giảm đi năng lượng tổng thể, khiến cơ thể mệt, mỏi uể oải.

 

1.2. Bữa sáng giúp bổ sung vitamin khoáng chất và nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Bữa sáng diễn ra sau khi quá trình đào thải độc tố của cơ thể kết thúc. Do vậy đây là điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hấp thụ tối đa nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm. Chính vì vậy nếu lựa chọn thực phẩm phù hợp, bạn sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng nhiều hơn so với các bữa ăn khác trong ngày.

 

1.3. Ăn sáng giảm cân hiệu quả

Mỡ hông là kẻ thù của mọi chúng ta. Vậy ăn sáng có giúp việc tích tụ mỡ thừa giảm bớt? Các nghiên cứu về về sáng và hiệu quả kiểm soát cân nặng luôn cho kết quả rằng người ăn sáng có xu hướng gọn gàng hơn người nhịn ăn sáng. Đặc biệt với khả năng hấp thụ dinh dưỡng triệt để vào bữa sáng cơ thể sẽ không còn cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên, bữa sáng không phải là nguyên nhân để bạn có thể diện những bộ đồ size nhỏ hay bó sát. Đơn giản là bữa sáng chỉ đang kiểm soát không cho cân nặng gia tăng chứ không hoàn toàn ăn sáng giảm cân như chúng ta lầm tưởng.

Cắt bỏ bữa ăn đồng nghĩa cắt bỏ đi lượng calo nhất định. Tuy rằng cắt giảm calo là phương pháp giảm cân được áp dụng nhưng cắt bỏ bằng cách bỏ ăn sáng sẽ không tốt chút nào.

Mặt khác, nếu bạn duy trì thói quen ăn sáng cơ thể sẽ không rơi và tình trạng dự trữ quá nhiều năng lượng do bạn cố ăn no vào bữa tối. Và một bữa sáng thịnh soạn có thể là ý tưởng tốt cho bạn để khống chế cân nặng ổn định hơn.

 

1.4. Bữa sáng và sự cải thiện bộ nhớ của não

Nguồn năng lượng tích cực dồi dào vào buổi sáng sẽ giúp bạn phấn chấn và làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt là glucose, não cần được cung cấp đủ để có thể giữ trạng thái tỉnh táo cho công việc. Một vài nghiên cứu về não bộ khi bỏ bữa sáng đã cho ra kết quả về sự hoạt động và năng suất làm việc của người ăn sáng cao hơn khi nhịn ăn.

Lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ càng cần được ăn sáng mỗi ngày. Ở lứa tuổi này, tuy chưa trải qua công việc vất vả nhưng lại cần trí nhớ và tư duy tốt để tiếp thu kiến thức được dạy. Do đó, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn sáng có thể cải thiện thành tích học tập.

Bộ não

Ăn sáng giúp cải thiện hiệu suất của não bộ.

1.5. Đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh từ thói quen ăn sáng

Nhịn ăn sáng giảm cân là một suy nghĩ sai lệch. Những người thường xuyên bỏ ăn sáng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường. Một số khác thì hạ đường huyết nặng hơn là mắc bệnh về tim mạch.

 

2. Đối tượng và lý do thường bỏ ăn sáng

Phụ nữ lớn tuổi thường là đối tượng bỏ bữa sáng cao hơn. Ngoài ra, một số đối tượng có biểu hiện sau cũng thường xuyên bỏ ăn sáng:

  • Người có chiều cao thấp hơn chỉ số trung bình hay thừa cân béo phì
  • Người đang thực hiện ăn kiêng
  • Người ít hoạt động thể chất
  • Người khó ngủ, mất ngủ kéo dài
  • Những đứa trẻ trong gia đình không có điều kiện về kinh tế.

Vậy, vì lý do gì mà họ không nghĩ rằng bữa sáng có quan trọng đến sức khỏe và cuộc sống?

  • Người đi làm thường muốn ngủ nhiều hơn nên ngại dậy sớm ăn sáng
  • Tư duy sai lệch về việc nhịn ăn sáng giảm cân
  • Cơ thể mệt mỏi chán ăn
  • Bữa sáng lặp đi lặp lại nhàm chán
  • Cơ thể không có cảm giác đói
  • Trong nhà không có thực phẩm để ăn vào buổi sáng
  • Chi phí cho đồ ăn sáng cao
  • Phong tục văn hóa theo khu vực.

Mặc dù bạn thuộc đối tượng hay đang cho bản thân bất kỳ lý do nào để nhịn ăn sáng thì đều cần từ bỏ ngay. Ăn sáng đều đặn không chỉ cung cấp năng lượng mà còn bổ sung dinh dưỡng bị thiếu hụt bạn bỏ sót ở bữa trưa hay bữa tối.

Bên cạnh đó, trẻ em có xu hướng ăn sáng với những món ăn nhanh dầu mỡ cũng không phải là tín hiệu tốt. Các bậc phụ huynh cần làm gương để cho các bé học tập hình thành thói quen ăn sáng tại nhà hoặc lựa chọn món ăn sáng lành mạnh để tránh thừa cân béo phì.

 

3. Giải pháp cho người bận rộn với bữa sáng

Một bữa sáng lành mạnh nên được chế biến ngay trong không gian bếp nhà bạn. Tuy nhiên, bữa sáng quá cầu kỳ sẽ tốn thời gian ảnh hưởng đến công việc của bạn khi bạn thật sự bận rộn.

Sau đây là một số gợi ý về bữa sáng nhanh gọn đảm bảo cho người muốn ăn sáng nhanh:

  • Cháo yến mạch kết hợp trái cây
  • Ngũ cốc nguyên hạt cùng sữa chua hoặc trái cây tươi
  • Trái cây và một số loại hạt khô
  • Bột mì nguyên cám, bánh nướng, trứng luộc, salad rau củ trộn, pho mát....
  • Sinh tố trái cây kết hợp sữa chua và sữa
  • Sữa chua trái cây cùng một số loại hạt dinh dưỡng

Nếu bạn muốn thời gian ngủ kéo dài và vẫn có bữa sáng bạn có thể tham khảo một vài ý tưởng sau:

  • Sơ chế đồ ăn từ buổi tối hôm trước để sáng dậy chỉ cần hâm nóng hay đun một chút là đã hoàn thành
  • Có thể cất một vài loại bánh ăn sáng tại nơi làm việc để sử dụng khi đến công ty
  • Tận dụng tối đa thời gian sau khi thức dậy để làm bữa sáng và thưởng thức thay vì bầu bạn với chiếc smartphone hay chiếc máy tính.

yến mạch với một hoặc hai lòng trắng trứng

Có nhiều cách chế biến một bữa sáng nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

 

4. Cách để bạn quen dần với thói quen ăn sáng mỗi ngày

Ăn sáng tuy là một hành động có ích nhưng nhiều người lại cảm thấy khó khăn hoặc cơ thể đã nạp quá nhiều năng lượng vào bữa tối. Do vậy khi thức dậy dạ dày không có cảm giác đói và chúng ta không muốn ăn sáng.

Nếu bạn đang bắt đầu tập một thói quen ăn sáng lành mạnh, bạn có thể thử theo một số cách sau:

  • Ăn nhẹ vào buổi tối để tạo cảm giác thèm ăn khi thức dậy vào buổi sáng
  • Thay đổi các món ăn cho bữa sáng đa dạng và hấp dẫn hơn. Có thể chế biến sẵn để đỡ mất thời gian chuẩn bị vì khi ngủ dậy cơ thể sẽ kém linh hoạt hơn bình thường
  • Linh hoạt kết hợp uống trà và ăn nhẹ và bữa sáng để tạo thói quen hứng thú với món ăn sáng.

Như vậy, có nên ăn sáng và cần tập thói quen ăn sáng lành mạnh. Đây cũng có thể là bữa ăn giúp các thành viên gia đình ngồi đông đủ hơn. Đồng thời ăn sáng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mỗi chúng ta.